cung
- 1 I. dt. 1. Vũ khí cổ, thô sơ, gồm một cánh đàn hồi làm bằng tre hoặc gỗ hay kim khí, hai đầu cánh được gò lại bằng dây bền chắc, dùng phóng tên đi: tài cưỡi ngựa bắn cung. 2. Dụng cụ để bật bông cho tơi, gồm một dây căng trên một cần gỗ dài. 3. Phần của đường cong giới hạn bởi hai điểm. 4. Mũi tên giữa các nút trong sơ đồ khối. II. đgt. Bật cho bông tơi ra bằng cung hoặc bằng máy: máy cung bông.< br> - 2 dt. 1. Nhà, nơi ở của vua. 2. Nơi thờ tôn nghiêm nhất trong đền miếu. 3. Phạm vi được phép đi lại trong bốn ô vuông của tướng sĩ trên bàn cờ. 4. Toà nhà lớn, đồ sộ dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao: cung thiếu nhi cung văn hoá lao động.< br> - 3 dt. 1. Quãng đường đi bộ mất chừng nửa ngày: Một ngày giỏi lắm đi được hai cung đường.2. Đoạn đường phân ra, theo cách quản lí của cơ quan giao thông: mở thêm cung đường.< br> - 4 dt. Lời khai của bị can trước cơ quan điều tra xét hỏi: lấy cung hỏi cung.< br> - 5 dt. 1. Một trong ngũ âm theo cách phân chia của âm nhạc trước đây. 2. Đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa hai nốt nhạc. 3. Tính chất về giọng điệu của bài ca, bản nhạc cổ truyền: cung Bắc cung Nam.< br> - 6 dt. Từng mục trong số tử vi: cung tình duyên cung bản mệnh.< br> - 7 dt. thgtục Cung cách, nói tắt: Cung này thì đến hỏng thôi Cung này thì đi sao nổi.< br> - 8 đgt. Cấp hàng hoá, trái với cầu: cung không kịp cầu cung cấp cung cầu cung ứng tự cung tự cấp.
cùng
- 1 I d. (kết hợp hạn chế). Chỗ hoặc lúc đến đấy là hết giới hạn của cái gì. Chuột chạy cùng sào (tng.). Cãi đến cùng. Đi cùng trời cuối đất.< br> - II t. 1 (Chỗ hoặc lúc) đến đấy là hết giới hạn của cái gì. Phía trong . Nơi hang cùng ngõ hẻm. Năm cùng tháng tận*. Vài ba năm là cùng. Xét cho cùng, lỗi không phải ở anh ta. 2 Ở tình trạng lâm vào thế không còn có lối thoát, không còn biết làm sao được nữa. Cùng quá hoá liều (tng.). Đến bước đường cùng. Thế cùng. 3 (cũ, hoặc ph.). Khắp cả trong giới hạn của cái gì. Tìm khắp chợ, cùng quê. Đi thăm cùng làng.< br> - 2 I t. (Những gì khác nhau) có sự đồng nhất hoặc sự giống nhau hoàn toàn về cái gì hoặc về hoạt động nào đó. Anh em cùng cha khác mẹ. Tiến hành cùng một lúc. Hai việc cùng quan trọng như nhau. Cùng làm cùng hưởng. Không có ai đi cùng.< br> - II k. Từ biểu thị quan hệ liên hợp. 1 Biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất về hoạt động, tính chất hoặc chức năng với người hay sự vật vừa được nói đến. Nó đến với bạn. Nàng về nuôi cái cùng con… (cd.). 2 Biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng mà chủ thể của hoạt động vừa nói nhằm tới, coi là có quan hệ tác động qua lại mật thiết với mình. Biết nói cùng ai. Mấy lời xin lỗi cùng bạn đọc.< br> - III tr. (cũ; dùng ở cuối câu, trong thơ ca). Từ biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái tha thiết mong muốn có sự đáp ứng, sự cảm thông ở người khác. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau (cd.).
cũng
- trgt. 1. Không khác: Kíp, chầy thôi cũng một lần mà thôi (K) 2. Như nhau: Vốn nhà cũng tiếc, của trời cũng tham (K) 3. Dù sao vẫn là: Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (K) 4. Với điều kiện gì thì được: Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn (tng) 5. Có thể cho là được: Phải lời, ông cũng êm tai (K) 6. Tuy vậy vẫn cứ: Nó về, tôi mừng, nhưng cũng còn lo.
cúng
- đg. 1 Dâng lễ vật lên thần thánh hoặc linh hồn người chết, theo tín ngưỡng hoặc theo phong tục cổ truyền. Cúng ông bà, tổ tiên. Mâm cơm cúng. 2 Đóng góp tiền của cho một tổ chức, thường là tôn giáo, để làm việc nghĩa, việc phúc đức. Cúng ruộng cho nhà chùa. 3 (kng.). Làm mất tiền của vào tay người khác một cách vô ích. Có bao nhiêu tiền cúng hết vào sòng bạc.
cưng
- đgt. Nuông chiều: Mẹ cưng con. // dt. Trẻ được yêu chuộng (thtục): Cưng của mẹ đây.
củng
- đg. Đánh mạnh vào đầu, vào trán, thường bằng khớp ngón tay gập lại. Củng đầu béo tai. Củng cho mấy cái.
cứng
- t. 1 Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng. Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được. 2 Có khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà vẫn giữ nguyên trạng thái, tính chất, không yếu đi. Lúa đã cứng cây. Có cứng mới đứng đầu gió (tng.). Lí lẽ rất cứng. 3 (kng.). Có được trình độ, mức độ khá so với yêu cầu. Học lực vào loại cứng. Một cân hai lạng cứng. 4 (kng.). Có số lượng, mức độ coi là hơi cao so với mức thường. Tuổi đã cứng mà chưa lấy chồng. Giá ấy cứng quá, không mua được. 5 (thường dùng phụ sau t., đg.). Ở vào tình trạng mất khả năng biến dạng, cử động, vận động. Quai hàm cứng lại, không nói được. Chân tay tê cứng. Buộc chặt cứng. Chịu cứng, không cãi vào đâu được. 6 Thiếu sự mềm mại trong cử động, động tác. Động tác còn cứng. Chân tay cứng như que củi (kng.). 7 Thiếu sự linh hoạt trong cách đối xử, ứng phó, chỉ biết một mực theo nguyên tắc, không thay đổi cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá. 8 (Thức ăn) có vị mặn quá yêu cầu của khẩu vị, không dịu. Nước mắm cứng. 9 (chm.). (Nước) có chứa tương đối nhiều muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra ít bọt, đun sôi sinh nhiều cặn trong đáy ấm. 10 (ph.). Rắn. Cứng như đá.