NHÓM
[VI] NHÓM
[FR] Groupe
[EN]
[VI] Một tập hợp với hai yếu tố: - Nhóm có một cơ cấu, một tổ chức nhất định. - Các thành viên tác động lẫn nhau. Các nhóm sơ cấp, ít người, cá nhân trực tiếp với nhau, có nhóm thứ cấp rộng lớn trong đó có những nhóm nhỏ. Nhóm tác động lên tâm lý của cá nhân qua các cơ chế. - Bắt chước nhau – ám thị - khuyến khích nhau. - Phục tùng các chuẩn mực nhóm. - Có những động cơ giống nhau – có cách nhìn giống nhau. Trình độ tổ chức cao nếu trong nhóm mỗi thành viên có một vai trò đặc thù, thấp nếu các thành viên không có vai trò gì nổi lên. Tổ chức càng cao thì hiệu lực của nhóm càng mạnh. Trong nhóm bao giờ cũng có thủ lĩnh; thường có hai thủ lĩnh khác nhau: thủ lĩnh năng nổ và thủ lĩnh được tin yêu (cũng như quốc gia có tổng thống và thủ tướng). Nhiều công trình nghiên cứu muốn xác định những đức tính đặc trưng của những người thủ lĩnh, nhưng kết quả không rõ ràng. Theo Max Weber có ba loại thủ lĩnh: - Kiểu truyền thống do tập ấm (cha truyền co nối hay do số phong tục qui định); - Kiểu “cứu tinh” (charisme), thủ lĩnh vừa là người năng nổ đề xuất sáng kiến, vừa được tin yêu. - Kiểu do bộ máy quan chức đề cử. Nhóm này có tính cố kết cao nếu mỗi thành viên nhằm vào mục đích chung, nhất là ki xâm kích từ ngoài. Các nhóm thường có một số nghi thức kết nạp và để phân biệt với các nhóm khác. Năng suất thường cao vì một mặt trong nhóm đề ra những chuẩn mực buộc cá nhân thực hiện. Nhưng các chuẩn mực phải được các thành viên chấp nhận. Những nghiên cứu về nhóm được vận dụng trong tổ chức các bệnh viện, các nhóm tâm lý liệu pháp để nâng cao hiệu lực trị liệu.
NHÓM
[VI] NHÓM ( Biểu đồ nhóm)
[FR] Sociogramme
[EN]
[VI] Dùng để thể hiện những mối quan hệ giữa các thành viên trong một nhóm; phương pháp do Moreno đề xuất. Hỏi mỗi thành viên, nếu phải chơi hay hợp tác làm một việc nào đó thì lựa chọn làm với ai trong nhóm. Từ mỗi thành viên xuất phát những mũi tên chỉ những mối quan hệ với người khác, và ít hay nhiều mũi tên từ những người khác tập trung vào từng người một. Những mũi tên nói lên mối thân tình hay ghét bỏ và biểu đồ vẽ lên thực trạng quan hệ tình cảm giữa các thành viên với nhau và vị trí vai trò của từng người. Có thể thấy rõ những cặp, những dây truyền, những kẻ cô đơn, bị ruồng bỏ. Có những người tập hợp quanh mình một số người, những người cũng có những quan hệ rộng, đó là những thành viên có thế lực. Có những người tập hợp quanh mình nhiều cá nhân lẻ, đó là những nhóm tâm đắc, mối quan hệ chính là những người có uy tín được mọi người mến. Có những nhóm tâm đắc, mối quan hệ chính là tình cảm với nhau, có những nhóm mang tính chức năng xã hội, mối quan hệ chủ yếu là mục tiêu và làm việc chung. Nhóm có một cấu trúc được thể chế qui định và một cấu trúc ngoài thể chế, do thực trạng tình cảm giữa các thành viên với nhau mà hình thành. Dùng toán học có thể phần nào đánh giá quan hệ nhóm một cách định lượng. Đó là môn sociométrie (đo lường các quan hệ xã hội- thực chất là quan hệ nhóm).
NHÓM
[VI] NHÓM (Trị liệu nhóm)
[FR] Psychothérapie de groupe
[EN]
[VI] Khác với trị liệu cá nhân, ở đây tập hợp một nhóm người cùng tiến hành liệu pháp.Có nhiều cách tiến hành. Một hình thức dùng là phép tâm kịch (psychodrame) của Moreno. Xuất phát từ một biến cố quan trọng trong cuộc sống của một thành viên, rồi mỗi người từ đó, tự biên tự diễn thành một kịch cảnh, vai trò của người thầy là khêu gợi và hướng dẫn, nhưng chủ yếu để cho các thành viên, do bầu không khí chung, biểu lộ được những tình cảm bị chôn vùi trong đáy lòng, và diễn thành những kịch cảnh mà trong đời sống bình thường không thể nào biểu hiện được. Qua tâm kịch ấy, mỗi người có thể xả trừ những ấm ức bị dồn nén từ lâu. Một hình thức ngày càng được phổ biến là trị liệu gia đình: muốn chăm chữa một em bé, cần họp cả gia đình và tác động lên mọi thành viên, đặc biệt bố mẹ. Mỗi thành viên sẽ hiểu rõ về những động cơ tình cảm ở trong thâm tâm và cách đối xử của bản thân đối với những thành viên khác. Những nhóm tập luyện dưỡng sinh, qua sự trao đổi với nhau, nhất là nếu có sự hướng dẫn của một người thầy, có thể trở thành những nhóm trị liệu giúp cho mỗi người hiểu rõ bản thân hơn và giải tỏa những ấm ức mặc cảm. Cái khó là làm sao cho mỗi người phá bỏ được những ràng buộc thông thường, để cho những cảm xúc bột phát nói lên thực trạng nội tâm của mình. Với trẻ con dùng các trò chơi.
NHÓM
[VI] NHÓM ( Xu thế chuyển động nhóm)
[FR] Dynamique de groupe
[EN]
[VI] Nhóm là đơn vị sản xuất nhỏ, như một gia đình, một phân xưởng, nhà tâm lý hay xã hội học có thể quan sát trực tiếp và chi ly, có khi có thể tiến hành một thực nghiệm. Moreno và Kurt Lewin khởi xướng nghiên cứu những tác động tâm lý qua lại trong nhóm, gọi chung là vận động nhóm. Một quan sát viên có thể ghi nhận ảnh hưởng của nhóm đối với cách ứng xử của từng thành viên như: những thao tác để xích gần nhau hay tránh xa ra, những cử chỉ hung tính, phủ định, đồng tình, ai thường phát biểu ý kiến, hay có sáng kiến, được người khác tín nhiệm nhiều hay ít, vô tư hay không. Một khái niệm do những nghiên cứu vận động nhóm đưa ra là đặc điểm tâm lý của những con người có tính cách thủ lĩnh, và phương thức lãnh đạo (độc đoán, dân chủ, buông thả). Nhà tâm lý có thể đặt cho nhóm thực hiện một nhiệm vụ nhất định, và qua cách thức mỗi thành viên đảm nhận vai trò riêng của mình như thế nào – dấn mình đến đâu, giữ khoảng cách với nhiệm vụ, khả năng hoàn thành- hiểu được đặc điểm tâm lý của từng người và cơ cấu được hình thành trong nhóm. Moreno cho các thành viên tự biên tự diễn một vở kịch, để thông qua buổi diễn, bộc lộ những ấm ức mặc cảm của một hay nhiều thành viên. X. Tâm kịch.