ban
- 1 dt. Khoảng thời gian ngắn: Ban chiều.< br> - 2 dt. 1. Tổ chức gồm nhiều người cùng phụ trách một việc: Ban nhạc; Ban thư kí; Ban quản trị 2. Uỷ ban nói tắt: Ban chấp hành công đoàn.< br> - 3 dt. (Pháp: balle) Quả bóng bằng cao-su: Trẻ đá ban.< br> - 4 dt. Nốt đỏ nổi trên da khi mắc một số bệnh: Sốt phát ban.< br> - 5 dt. (thực) Loài cây thuộc họ đậu có hoa trắng, ở miền tây bắc Việt-nam: Hoa ban nở trắng bên sườn núi (Tố-hữu).< br> - 6 dt. Bộ phận khác nhau của một tổ chức: Ban văn; Ban võ; Ban khoa học tự nhiên; Ban khoa học xã hội.< br> - 7 đgt. Cấp cho người dưới: Hồ Chủ tịch ban phần thưởng cho bộ đội.< br> - 8 tt. (Pháp: panne) Nói máy hỏng đột nhiên: Xe bị ban ở dọc đường.
bàn
- 1 d. Đồ dùng thường bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc, v.v. Bàn viết. Bàn ăn. Khăn bàn.< br> - 2 d. 1 Lần tính được, thua trong trận đấu bóng. Ghi một bàn thắng. Thua hai bàn. Làm bàn (tạo ra bàn thắng). 2 (cũ, hoặc ph.). Ván (cờ). Chơi hai bàn.< br> - 3 đg. Trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì. Bàn công tác. Bàn về cách làm. Bàn mãi mà vẫn chưa nhất trí.
bán
- đgt. 1. Đem đổi hàng hoá để lấy tiền: bán hàng hàng ế không bán được mua rẻ bán đắt bán sức lao động. 2. Trao cho kẻ khác cái quý giá để mưu lợi riêng: bè lũ bán nước bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ bán trôn nuôi miệng (tng.).
bản
- 1 dt. Giấy có chữ viết, chữ in hoặc hình vẽ: Bản thảo; Bản vẽ.< br> - 2 dt. Mỗi đơn vị được in ra: Sách in một vạn bản.< br> - 3 dt. Bề ngang một tấm, một phiến: Tấm lụa rộng bản.< br> - 4 dt. Làng ở miền núi: Tây nó về, không ở bản được nữa (NgĐThi).< br> - 5 tt. Nói thứ giấy dó để viết chữ nho: Mua giấy bản cho con học chữ Hán.
bạn
- I d. 1 Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2 (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3 Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4 (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn.< br> - II đg. (kng.). Kết (nói tắt). Bạn với người tốt.
bắn
- 1 đgt. 1. Dùng lực đẩy để phóng viên đạn, mũi tên đến một đích nào đó: bắn súng bắn cung Hai bên bắn nhau. 2. Dùng lực bẩy một vật nặng chuyển dời: bắn hòn đá tảng ra vệ đường. 3. Tung toé, văng ra: Bùn bắn vào quần áo. 4. Gạt sang, chuyển sang, chuyển qua: bắn nợ bắn khoản tiền đó sang tháng sau. 5. Đưa tin đến cho đối tượng khác biết qua người trung gian: bắn tin cho nhau. 6. Bật nẩy người: điện giật bắn người.
bần
- 1 dt. (thực) Loài cây ở vùng nước lợ, có rễ mọc nhô lên khỏi mặt bùn: Rễ cây bần dùng làm nút chai.< br> - 2 tt. 1. Nghèo: Cờ bạc là bác thằng bần (tng) 2. Keo kiệt (thtục): Cho ít thế thì bần quá.
bẩn
- t. 1 Có nhiều bụi bặm, rác rưởi, cáu ghét hoặc bị hoen ố; trái với sạch. Tay bẩn. Dây mực làm bẩn vở. Ở bẩn. Nhà cửa ngổn ngang, trông bẩn mắt (b.; kng.). 2 (kết hợp hạn chế). Xấu đến mức đáng khinh. Người giàu tính bẩn. Con người bẩn bụng.
bấn
- tt. 1. Khó khăn, vướng mắc trong công việc do thiếu nhân lực hoặc thì giờ, không sao giải quyết được: nhà bấn người Dạo này bấn quá. 2. Rối bời, không biết giải quyết ra sao trước công việc dồn dập, tắc ứ: lo bấn lên Cả nhà cứ bấn lên, cuống quýt chạy ra chạy vào. 3. Túng thiếu, quá khó khăn trong kinh tế: Nhà ông ta càng ngày càng bấn.
bận
- 1 dt. Phen, lần, lượt: Một ngày ba bận trèo cồn, còn gì mà đẹp, mà giòn, hỡi anh (cd).< br> - 2 tt. Mắc vào công việc: Vì bận không thể đi xem kịch được.< br> - 3 đgt. Như Mặc áo: Bận áo bà ba.< br> - 4 đgt. 1. Vướng víu: Theo càng thêm bận, biết là đi đâu (K) 2. Có quan hệ đến: Việc ấy có bận gì đến anh.