bang
- 1 dt. Một nước nhỏ trong một liên bang: Bang Kê-ra-la trong nước cộng hoà ấn-độ.< br> - 2 dt. Bang tá, bang biện nói tắt: Ngày trước, một tờ báo trào phúng gọi bang tá là bang bạnh.< br> - 3 dt. Tập đoàn người Trung-quốc cùng quê ở một tỉnh, sang trú ngụ ở nước ta trong thời thuộc Pháp: Bang Phúc-kiến.
bàng
- dt. (thực) Loài cây cành mọc ngang, lá to, quả giẹp, trồng để lấy bóng mát về mùa hè: Mùa hè thì tán bàng rủ xanh tươi (NgHTưởng).
báng
- 1 dt. Bộ phận cuối khẩu súng, thường bằng gỗ, dùng để tì khi giữ bắn: tì vai vào báng súng tiểu liên báng gập.< br> - 2 dt. Cây mọc ở chân núi ẩm, trong thung lũng núi đá vôi vùng trung du hoặc được trồng làm cảnh, thân trụ lùn, to, cao 5-7m, đường kính 40-50cm, có nhiều bẹ, lá mọc tập trung ở đầu thân, toả rộng, dài, có khi sát đất, mặt trên màu lục, mặt dưới màu trắng, hoa cụm lớn, quả hình cầu, ruột thân chứa nhiều bột ăn được, cuống cụm hoa có nước ngọt để làm rượu và nấu đường; còn gọi là cây đoác.< br> - 3 dt. Bệnh làm cho bụng trướng, do ứ nước trong ổ bụng hoặc sưng lá lách: Biết rằng báng nước hay là báng con (cd.).< br> - 4 dt., đphg Khoai mì, sắn (cách gọi ở vùng Sông Bé, Đồng Nai).< br> - 5 dt. ống mai, ống bương để đựng nước.< br> - 6 đgt., đphg Húc: Hai con trâu báng lộn.< br> - 7 đgt. Cốc: báng vào đầu báng đầu thằng trọc chẳng nể lòng ông sư (tng.).
băng
- 1 d. Nước đông cứng trong thiên nhiên ở nơi có khí hậu lạnh. Đóng băng. Tảng băng. Tàu phá băng.< br> - 2 d. Nhóm trộm cướp có người cầm đầu. Băng cướp.< br> - 3 I d. 1 Đoạn vải hoặc giấy… dài và hẹp, dùng vào việc gì nhất định. Băng báo. Băng khẩu hiệu. Băng tang. Cắt băng khánh thành nhà máy. 2 Băng vải dùng để làm kín vết thương; hoặc nói chung tất cả những thứ cần thiết để che giữ cho vết thương. Thay băng. Cuộn băng dính. 3 Băng vải tẩm mực, quấn thành cuộn dùng để đánh máy chữ. Máy chữ đã thay băng. 4 Băng từ (nói tắt). Thu tiếng vào băng. Xoá băng. 5 (chm.). Khoảng tần số hoặc bước sóng tương đối xác định. Băng sóng trung. Máy thu ba băng.< br> - II đg. Làm kín vết thương bằng . Băng cho thương binh. Băng vết thương.< br> - 4 d. Băng đạn (nói tắt). Lắp đạn vào băng. Bắn một băng tiểu liên.< br> - 5 I đg. 1 Vượt qua bằng con đường ngắn hơn, không theo lối đi sẵn có. Băng qua vườn. 2 Vượt thẳng qua, bất chấp trở ngại. Vượt suối băng rừng. Băng mình qua lửa đạn.< br> - II t. (hay p.). 1 (dùng phụ sau đg.). Thẳng một mạch theo đà, bất chấp trở ngại. Nước lũ cuốn đi. Dòng thác chảy băng băng. 2 (dùng phụ sau t., kết hợp hạn chế). Đạt mức độ hoàn toàn như thế trên khắp phạm vi được nói đến, như chẳng có gì ngăn cản nữa. Cánh đồng ngập trắng băng. Thẳng băng*.< br> - 6 đg. (id.). Chết (nói về vua). Vua băng.
bảng
- 1 d. 1 Bảng nhãn (gọi tắt). 2 Phó bảng (gọi tắt).< br> - 2 d. 1 Vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem. Bảng yết thị. Yết lên bảng. Bảng tin. 2 Bảng đen (nói tắt). Phấn bảng. Gọi học sinh lên bảng. 3 Bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một nội dung nào đó. Bảng thống kê. Thi xong, xem bảng (danh sách những người thi đỗ).< br> - 3 d. cn. pound. Đơn vị tiền tệ cơ bản của Anh và nhiều nước hoặc lãnh thổ khác: Ireland, Ai Cập, Syria, Sudan, v.v.
bằng
- 1 dt. Loài chim lớn, có sức bay xa, theo truyền thuyết: Cánh chim bằng chín vạn vẫn chờ mong (Tản-đà).< br> - 2 dt. 1. Giấy cấp cho người thi đỗ: Bằng tốt nghiệp 2. Giấy khen người có công lao: Bằng danh dự.< br> - 3 dt. Cái dựa vào để làm tin: Có giấy làm bằng. // đgt. Dựa vào, căn cứ vào: Anh bằng vào đâu mà phán đoán như thế?.< br> - 4 tt. Có thanh không hoặc thanh huyền: Ba và bà là vần bằng.< br> - 5 tt. Phẳng, không lồi lõm: Đất bằng bỗng rắc chông gai (cd).< br> - 6 đgt. Có cùng lượng, cùng kích thước hoặc cùng giá trị: Một cân ta bằng 600 gam; Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (K). // trgt. Như nhau: Hai chị em cao bằng nhau.< br> - 7 gt. 1. Với vật liệu gì: Nồi bằng nhôm 2. Với phương tiện gì: Giết nhau bằng cái âu sầu, độc chưa (CgO) 3. Cho đến kết quả: Làm bằng được.< br> - 8 tt. Nếu; Ví như: Bằng nay bốn bể không nhà, theo càng thêm bận, biết là đi đâu (K); Bằng nay chịu tiếng vương thần, thênh thang đường cái thanh vân, hẹp gì (K).
bẵng
- tt. 1. Vắng bặt, im bặt trong thời gian khá lâu: bẵng tin. 2. Quên hẳn, hoàn toàn không nghĩ tới trong một thời gian dài: quên bẵng bỏ bẵng.