Vô hạn/Vô tận (sự, tính) [Đức: Unendlichkeit; Anh: infinity]
Trong tiếng Đức, Unendlichkeit (tính vô hạn/vô tận) và unendlich (vô hạn/vô tận), có nghĩa là thiếu vắng một kết thúc (Ende) hay RANH GIỚI, và tưong phản với Endlichkeit (tính HỮU HẠN) và endlich (hữu hạn). Chữ tư ổng đưong trong tiếng Hy Lạp, to apeiron, lần đầu tiên được Anaximander sử dụng để biểu thị chất liệu Cổ bản mà vạn vật đều có và có nghĩa là “bất định, bất xác” hon là “vô tận trong không gian hay thời gian”. Các nhà nguyên tử luận, Leucippus và Democritus, xem các nguyên tử là vô hạn về số lượng, và đặt chúng vào một không gian và thời gian vô tận. Nhưng nói chung, apeiron được xem là không thể hiểu được về mặt trí tuệ và có nghĩa xấu về mặt đánh giá: các nhà Pythagoras bắt đầu bảng các ĐỐI LẬP của họ bằng cái có giới hạn và cái không-giới hạn, tưong ứng với cái tốt và cái xấu. Ở đây, cái “không-giới hạn” vẫn còn mang nghĩa “bất xác”, “bất định” và “vô hạn”, và nghĩa này cũng bền bỉ trong đối thoại Philebus của Plato, trong đó ranh giới (peras) và cái vô-giới hạn được xem là hai nguyên tắc của tồn tại, được chi phối bởi lý tính vũ trụ vốn hòa trộn chúng lại với nhau trong vạn vật. Aristoteles, nhờ ông mà chữ apeiron dứt khoát có nghĩa là “vô hạn”, đã thử nhìn vũ trụ như hữu tận cả về thời gian lẫn không gian. Khi dường như không thể tránh được tính vô tận, ông cho rằng nó chỉ là tính vô tận tiềm năng đon thuần chứ không phải tính vô tận HIỆN THựC: chẳng hạn, một đường thẳng có thể được phân chia vô hạn, nhưng nó không chứa đựng, và không thể được phân chia thành một tính vô hạn hiện thực của các điểm được. Một vũ trụ có trật tự được cảm nhận là loại trừ tính vô hạn tồi.
Các vị thần Hy Lạp cổ đại, do đó, không phải là vô hạn. Tuy nhiên, Philo xứ Alexandria (người đã kết hợp thuyết Plato với Do Thái giáo) xem Thượng Đế là vô hạn, không theo nghĩa là mở rộng vô tận trong không gian và thời gian, mà theo nghĩa là chứa đựng tất cả những gì có thể xuất hiện trong không gian và thời gian trong một hình thức tập trung. Vì thế, cái vô hạn không còn là khiếm khuyết nữa mà là hoàn bị và hoàn hảo. Các triết gia Kitô giáo Sổ kỳ và trung kỳ duy trì ý niệm Hy Lạp rằng thế giới là hữu hạn nhưng đảo ngược sự đánh giá về nó: thế giới hữu hạn là một sản phẩm bất toàn của một Thượng Đế vô hạn.
Quan niệm rằng thế giới chỉ là hữu hạn đã bị thách thức theo hai hướng. Thứ nhất, các nhà huyền học như Eckhart cho rằng vì linh hồn con người rút ra bản chất của mình từ Thượng Đế và tìm kiếm sự hợp nhất với Ngài, nên nó không thể là cái hữu hạn tồi được. Thứ hai, Nicolas xứ Cusa [Nicholas von Kües] (đáng ngạc nhiên là Hegel không bao giờ nhắc đến ông này) cho rằng, vì thế giới mở rộng minh nhiên trong không gian và thời gian những gì vốn mặc nhiên được tập trung trong Thượng Đế, nên nó cũng phải là vô hạn trong không gian và thời gian. Học thuyết này đã được Copernicus và Giordano Bruno phát triển. Kant cũng bị quyến rũ bởi ý niệm rằng quyền năng vô hạn của Thượng Đế được thể hiện trong sự PHÁT TRIỂN vô hạn của sự sáng tạo của Ngài.
Sau khi Newton và Leibniz phát hiện ra phép tính vi phân, các nhà toán học đã nỗ lực đưa ra một nghiên cứu mạch lạc về cái nhỏ vô hạn cũng như cái lớn vô hạn. Chủ đề này (một chủ đề mà Hegel đã dành một mục dài trong KHLG) vẫn chưa được giải quyết thời ông, nhưng các nhà toán học có xu hướng đến gần với quan niệm của Aristoteles rằng cái nhỏ vô hạn chỉ là tiềm năng đon thuần; tức là các đường thẳng, v.v. có thể bẻ nhỏ tùy ý thích của ta, nhưng không có đường thẳng hiện thực nhỏ vô hạn nào hết. Cái lớn vô hạn cũng được cảm nhận một cách nghịch lý: nó ngang bằng về kích cỡ hay về số lượng đối với một bộ phận riêng của nó, chẳng hạn chuỗi 2, 4, 6, 8... cũng có nhiều hạn từ như chuỗi 1, 2, 3, 4, ... Nhưng không gian và thời gian, cũng như các con số, dường như đòi hỏi một cái lớn vô hạn hiện thực chứ không phải đơn thuần tiềm năng.
Schelling và Hegel nhìn thấy hai vấn đề chính trong tính vô hạn. Một là, nếu cái vô hạn là tách biệt với cái hữu hạn, thì nó bị giới hạn bởi cái hữu hạn và vì thế cũng là hữu hạn chứ không phải vô hạn. Nếu, chẳng hạn THƯỢNG ĐẾ là tách biệt với thế giới, thì Ngài là hữu hạn. Do đó, giống như Fichte, hai ông đều cho rằng cái vô hạn thì không tách biệt với cái hữu hạn nhưng chứa đựng cái hữu hạn như một phương diện hay một MÔ-MEN của mình. Hai là, một sự quy thoái vô hạn hay quy tiến vô hạn là xấu, không nhất quán về mặt trí tuệ và tự-chuốc lấy thất bại về mặt thực hành. (Schelling minh họa tính vô hạn tồi bằng khoản nợ quốc gia của nước Anh, các món nợ cũ được chi trả bằng các món nợ mới một cách vô tận). Vì thế hai ông chống lại ý niệm của Kant và Fichte rằng nhân loại có một mục đích để PHẢI nỗ lực hướng đến, nhưng sẽ không đạt được trong một thời gian hữu hạn. Schelling và Hegel, nói chung, không phân biệt giữa một chuỗi có xu hướng đi đến một giới hạn (như chuỗi của Kant, và chẳng hạn chuỗi 1 + 1/2+1/4+1/8...) với chuỗi không có xu hướng ấy (chẳng hạn 1 +1 +1 +1+.... hay l-l + l-l + l-...).
Hai vấn đề này là riêng biệt nhau: tính vô hạn của Thượng Đế không nằm ở một sự quy thoái vô hạn, cho dù các nhà thần học duy lý lập luận, chẳng hạn, rằng Ngài có quyền năng ở mức độ vô hạn và có thể tạo ra các suy luận về độ dài vô hạn. Ngược lại, một chuỗi vô hạn chứa đựng các hạn từ hữu hạn của nó và không tách biệt rạch ròi với chúng. Nhưng trong cả hai trường hợp, Hegel nghĩ, cái vô hạn không phải là vô hạn đúng thật: khi đi theo một chuỗi vô hạn, ta chỉ có thể đạt đến một mảnh hữu hạn của nó mà thôi, chứ không bao giờ đạt đến bản thân sự vô hạn. (Người ta cũng có thể lập luận rằng một thần tính tách biệt với sự sáng tạo của Ngài, do đó Ngài là hữu hạn, và đòi hỏi một thần tính cao hơn nữa để giải thích sự hiện hữu của Ngài, và cứ thế đến vô tận).
Spinoza đã phân biệt tính vô hạn (vô tận) của trí tưởng tượng với tính vô hạn (tự-khép kín) của trí năng. Hegel cũng phân biệt tính vô hạn tồi (schlecht/Anh: bad) của GIÁC TÍNH với tính vô hạn ĐÚNG THẬT (wahre; Anh: true) của LÝ TÍNH, vốn chứa đựng cái hữu hạn, chứ không phải tương phản với nó, và không tiếp tục mãi mãi. Cái vô hạn tồi được hình dung bằng một đường thẳng, mở rộng vô hạn ở cả hai đầu, còn cái vô hạn đúng thật được hình dung bằng một vòng tròn, mà ta có thể nói là “hữu hạn nhưng không bị giới hạn”. Ông áp dụng ý niệm này cho mọi cấu trúc vòng tròn hay hỗ tương có tính tự túc tương đối, đối lập lại với một sự tiến lên vô tận từ cái này đến cái khác: chẳng hạn, ba SUY LUẬN chống đỡ cho nhau tương phản với một chuỗi vô hạn tồi của các suy luận; sự tác động qua lại của NGUYÊN NHÂN và kết quả tương phản với một chuỗi vô hạn các nguyên nhân và kết quả; TINH THẦN hay Tự-Ý THỨC không bị giới hạn bởi cái khác của nó, mà ở trong nhà với mình (bei sich) trong chính mình. Cũng thế đối với bản thân Lô-gíc học, trong đó tư tưởng cũng có chính nó như là đối tượng của nó và không phụ thuộc vào một cái khác giới hạn nó. Tính vô hạn/vô tận đúng thật thường được gắn liền với sự PHỦ ĐỊNH của phủ định: cái hữu hạn là cái phủ định, rồi đến lượt nó lại được phủ định để tạo thành cái khẳng định.
Tính vô hạn đúng thật chủ yếu được áp dụng cho vũ trụ xét như toàn bộ: Thượng Đế không thể tách biệt với thế giới, vì nếu thế hẳn sẽ có hai thực thể hữu hạn, vốn không thể tự-duy trì hay tự-giải thích được. Cũng như vậy, thế giới không thể mãi mãi đi tới và đi lui được: nó phải có một hình thức vòng tròn tự túc. Một lần nữa, tư tưởng về thế giới không thể tách biệt với thế giới, vì nếu không thì tư tưởng và tồn tại hẳn sẽ giới hạn lẫn nhau và là hai thực thể hữu hạn, không tự chống đỡ cho chính mình được. Do đó, tư tưởng là đồng nhất (nhưng cũng khác biệt) với thế giới, và nó cũng mang tính vòng tròn. KHÁI NIỆM do đó cũng vô hạn như thế giới. Tính vô hạn/vô tận đúng thật giải thích cho một số đặc điểm của hệ thống Hegel: chẳng hạn, tại sao Thượng Đế phải là cấu trúc lô-gíc của thế giới, và tại sao các hình thức tư tưởng, chẳng hạn suy luận, phải được thể hiện ở ngay trong thế giới.
Hegel cố gắng khôi phục, trên một bình diện cao hơn, thế giới hữu hạn tự-khép kín của Aristoteles, tương phản với thế giới mở ngỏ của Khai minh và của khoa học Newton, vốn nặng trĩu với những đối lập giữa tự ngã, Thượng Đế, và thế giới, và vô số tính vô hạn không thể tiêu hóa được.
Nhưng những tính vô hạn ấy khó mà loại bỏ: Hegel ngụ ý rằng KHÔNG GIAN và THỜI GIAN là các vô hạn (tồi). Ông không gợi ý, như lẽ ra ông phải làm, rằng không gian là có tính vòng tròn, khiến cho sự vận động theo một đường thẳng rốt cục sẽ quay trở lại điểm xuất phát. Khác với Nietzsche, ông cũng không hồi sinh ý niệm của Pythagoras rằng thời gian là có tính vòng tròn, chứa đựng sự quy hồi vĩnh cửu của những sự kiện hoàn toàn giống nhau, hay thậm chí giống nhau cả về số lượng. Quy hồi vĩnh cửu ắt sẽ xung đột với niềm tin của Hegel rằng LỊCH sử hướng đến một mục tiêu, nhưng việc ông làm ngổ sự quy hồi ấy sẽ dẫn ông đến chỗ dao động nước đôi giữa quan niệm rằng lịch sử đã và đang đi đến một kết thúc với quan niệm rằng nó đang đi đến cái vô tận (tồi), cho dù ta không thể biết nó sẽ tiếp tục như thế nào và phải tự giới hạn mình vào tính vô tận đúng thật của hiện tại mà thôi.
Hoàng Phú Phương dịch