Tinh thần [Đức: Geist; Anh: Spirit]
Về mặt từ nguyên học, Geist được liên hệ đến “hồn ma”, nhưng dãy nghĩa của nó gần như tương đương với nghĩa của từ “tinh thần”. Ban đầu, nó có nghĩa là “cảm xúc, sự kích động”, nhưng nó đã phát triển thành những nghĩa: “tinh thần, LINH HỒN, TÂM TRÍ; hữu thể siêu nhiên, hồn ma”. Trong thời đại bắt đầu du nhập Kitô giáo, nó bị ảnh hưởng bởi từ Spiritus của tiếng La-tinh và từ pneuma của tiếng Hy Lạp (“không khí, hơi thở, tinh thần”) và cả từ nous (“tâm trí, trí năng”). Sau đó, nó chịu ảnh hưởng của từ esprit trong tiếng Pháp và có các nghĩa bóng “sự sống động”, “tài dí dỏm” và “thiên tài tinh tế’, thêm vào nghĩa ban đầu của người Đức về hơi thở và sự uyên thâm.
Do đó Geist có một dãy nghĩa rộng:
(1) Chúa Thánh thần, ngôi thứ ba của Tam vị nhất thể (der heilige Geist, tương đương với Spiritus sanctus).
(2) Phương diện tinh thần, phi vật chất của con người, tương phản với, chẳng hạn, xác thịt hay cơ thể.
(3) Một linh hồn, yêu ma hay hồn ma.
(4) Sự sôi nổi, sự sinh động, sống động.
(5) Ở dạng số nhiều, “các tinh thần”, như trong “các tinh thần cao quý, lấy lại tinh thần ai đó”, v.v.
(6) Trong hóa học, “tinh chất, bản chất”, như trong, chẳng hạn, Kampfergeist (“tính chất của long não”), Weingeist (“tính chất của cồn”); do đó Geist là “chất cồn”. Điều này phần nào giải thích các gợi ý đặc biệt của Hegel rằng CHÂN LÝ đòi hỏi sự say sưa: “Cái đúng thật là đám rước cuồng nhiệt Thần rượu Bacchus, nổi đó không thành viên nào là không say khướt” (HTHTT, Lời Tựa).
(7) Tinh thần, trí tuệ, vừa nói chung vừa nói riêng. Theo nghĩa này, từ “mỉnd” trong tiếng Anh là thích hợp hon từ “spirit”, nhưng tính từ geistig trong tiếng Đức thường đòi hỏi “spiritual” (“tinh thần”) hon là “mental” (“tâm trí”) trong tiếng Anh.
(8) Thái độ tinh thần, tinh thần, thiên tài, tâm tính của thời đại (der Geist der Zeit, Zeitgeist) của một DÂN TỘC (Volksgeist), của Đạo Kitô (der Geist des Christentums), v.v.
(9) Tinh thần của sự trả thù, của sự mâu thuẫn, v.v.
(10) Ý nghĩa bên trong hay “tinh thần” của, chẳng hạn, pháp luật, tương phản với ngôn từ của nó.
Geist không phải là một khái niệm trung tâm đối với Kant, nhưng, phù hợp với nghĩa 4 và 7 ở trên, Kant xem nó là nguyên tắc sống động hay có sinh khí của tâm thức/tinh thần (Gemüt) (Nhân học, §57, PPNLPĐ, §49). Nó cũng chính là cái mang lại sự sống cho một tác phẩm NGHỆ THUẬT hay một cuộc đàm luận, và theo nghĩa đó, nó phân biệt với tài dí dỏm hay esprit. Trong MỸ HỌC, nó là năng lực trình diễn các Ý NIỆM thẩm mỹ, để nắm bắt “trò chơi thoáng qua của TRÍ TƯỞNG TƯỢNG” và thông báo nó cho những người khác (PPNLPĐ, §49).
Hegel dùng từ Geist theo những cách thức rất đa dạng, và trong các tác phẩm thời trưởng thành của mình, Hegel nỗ lực hệ thống hóa các nghĩa của nó:
(1) Theo nghĩa rộng, Geist biểu thị tinh thần con người và các sản phẩm của nó, tương phản với Tự NHIÊN và với ý niệm lô-gíc. Do đó, toàn bộ tập BKTIII là triết học về Geist [Tinh thần].
(2) Theo nghĩa hẹp hơn, Geist là “tinh thần CHỦ QUAN”, bao quát tất cả đời sống tâm lý của cá nhân, từ “linh hồn tự nhiên” đến Tư DUY và Ý CHÍ (BKTIII, §§387-482).
(3) vẫn theo nghĩa hẹp, Geist bao quát các phương diện có tính trí tuệ hơn của tâm lý, từ TRựC QUAN đến tư duy và ý chí, nhưng loại trừ, và tương phản với, tâm hồn, xúc CẢM, v.v. (BKTIII, §§440-83). Phần “Hiện tượng học Tinh thần” (trong BKT III, §§413-39) bao quát cùng lĩnh vực ấy nhưng ở phương diện Ý THỨC của tinh thần về những ĐỐI TƯỢNG; nhưng trái lại, trong tác phẩm HTHTT, còn bao gồm cả tinh thần KHÁCH QUAN và tinh thần TUYỆT ĐỐI.
(4) “Tinh thần khách quan”ìà tinh thần cộng đồng chung (theo nghĩa 8 ở trên) của một nhóm xã hội, hiện thân trong các PHONG TỤC, TUẬT PHÁP và các định chế của nó (PHÁP QUYỂN), và thẩm thấu vào tính cách và ý thức của các cá nhân thuộc về nhóm đó. Nó được xem là sự khách quan hóa của Geist chủ quan (BKTIII, §§483-552).
(5) “Tinh thần tuyệt đối” bao quát NGHỆ THUẬT, TÔN GIÁO và TRIẾT HỌC (BKTIII, §§553-77). Không giống (2) và (4), là tinh thần HỮU HẠN, tinh thần tuyệt đối là tinh thần VÔ HẠN, vì trong nó, tinh thần là (đối tượng) “cho” chính nó, nhưng cũng bởi vì nó phản tư về cái khác hơn là tinh thần, và do đó, về những gì HẠN CHẾ hay giới ước tinh thần (BKTIII 386). Hegel xem (2), (4) và (5), lần lượt theo thứ tự từng cái một, là KHÁI NIỆM của tinh thần, là THựC TẠI của nó, và sau cùng là sự thống nhất của khái niệm và thực tại (BKTIII, §385). “Tinh thần tuyệt đối” có hương vị thần học hơn (2) và thậm chí là (4): tinh thần tồn tại cho tinh thần là THƯỢNG ĐẾ, và do đó tinh thần tuyệt đối là Tự-Ý THỨC của/về Thượng Đế. Tinh thần cũng là “tuyệt đối” theo nghĩa nó được “thoát ly” tương đối khỏi đời sống xã hội của một cộng đồng đặc thù, nghĩa là (4).
(6) Weltgeisthay “tinh thần thếgiới”, vào thế kỷ XVII, là tinh thần “trần gian” tương phản với tinh thần thần linh; sau đó nó trở thành (chẳng hạn ở Thomasius) một tinh thần vũ trụ thâm nhập khắp toàn bộ tự nhiên, giống như TINH HỒN-thế giới; và cuối cùng, ở Herder và Hegel, nó là tinh thần tự thể hiện mình trong TỊCH sử. Tịch sử là một sự PHÁT TRIỂN mạch lạc và hợp lý tính, bởi sự thịnh suy của các quốc gia được ngự trị bởi một tinh thần duy nhất. Do đó Weltgeist thường được nghiên cứu dưới tiêu đề “pháp quyền” hay “tinh thần khách quan” (THPQ, §§341-60; BKTIII, §549), nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cho sự phát triển của nghệ thuật, tôn giáo và triết học, và do đó của tinh thần tuyệt đối.
(7) Volksgeist (“tinh thần của (một) dân tộc) là tương đương với (4), nhưng nó bao gồm sự đóng góp của một dân tộc cho (5), hay ít nhất là các phương diện của nó là đặc trưng cho một dân tộc đặc thù, và nhất là bởi vì nó, khác với (4), xuất hiện ở dạng số nhiều, nó dễ dàng được xem là mang tính tương đối và tạm thời về phương diện lịch sử. Tinh thần thế giới tự hiện thực hóa mình trong một dân tộc đặc thù (chẳng hạn Hy Lạp), khai triển tinh thần của nó đến chỗ trọn vẹn, và rồi rút ra khỏi dân tộc đó và chuyển sang dân tộc khác (chẳng hạn: La Mã). Tinh thần của (một) dân tộc tuy vẫn tiếp tục sống sót sau sự thoái lui của nó khỏi trung tâm của cấp độ thế giới, nhưng lại trở nên tương đối tĩnh tại và chẳng bao giờ còn có thể đóng góp quyết định cho lịch sử thế giới một lần nữa.
(8) Hegel nói về Geist der Zeit (“tinh thần của thời đại, (các) thời đại”), hơn là nói về Zeitgeist. Não trạng, đời sống xã hội và các sản phẩm văn hóa của một thời đại nhất định, nhất là bên trong một dân tộc đơn nhất, cùng chia sẻ một tinh thần chung. Một cá nhân được thấm đẫm bởi tinh thần này và không thể “nhảy ra khỏi” thời đại của mình. Do đó, tinh thần của thời đại là một giai đoạn của tinh thần thế giới. (Luận văn của J. s. Mill, “The Spirit of the Age7“Tinh thẩn của Thời đại” (1831), cho thấy khái niệm này có tiếng vang vượt ra khỏi khuôn khổ của thuyết duy tâm Đức.)
(9) Trong tôn giáo, Thiên Chúa là tinh thần. Nhưng “Chúa Thánh thần” sinh ra từ Thiên Chúa, truyền cảm hứng và thánh hóa con người, là ngôi thứ ba của Tam vị nhất thể. Trong THTG (Các bài giảng vẽ triết học tôn giáo), Hegel xem Chúa Thánh thần là nội tại trong cộng đồng Kitô giáo (Gemeinde), và do đó, như là sự Tự ý thức của/về Thiên Chúa. Đó là cái tương tự theo nghĩa tôn giáo của lĩnh vực thuộc về Geist xét như một toàn bộ, tương phản với ý niệm lô-gíc và giới tự nhiên (1). Hegel không dành tính ưu tiên cho cộng đồng Kitô giáo nguyên thủy: Geist theo nghĩa này, cũng như theo những nghĩa khác, phát triển và các giai đoạn sau của nó là cao hon các giai đoạn trước, chẳng hạn, không còn cần đến sự hiện diện cảm tính của Đấng Kitô cho ĐỨC TIN.
Hegel không xem những nghĩa trên là các nghĩa tách biệt nhau của Geist, mà là các giai đoạn được liên kết một cách có hệ thống trong sự phát triển của một Geist duy nhất. Điều này có thể có được là bởi ba đặc điểm đặc biệt của Geist: (a) nó không phải là VẬT làm nền tảng hay là Cổ chất nào ở bên dưới, mà là hoạt động thuần túy; (b) nó phát triển qua các giai đoạn để thành những hình thức ngày càng cao hon, và chủ yếu qua sự phản tư về giai đoạn hiện thời của nó; và (c) nó chiếm lĩnh, cả trên phưong diện nhận thức lẫn trên phưong diện thực hành, cái khác hon là chính nó, đó là giới tự nhiên cũng như các cấp độ thấp hon của Geist, và tự hiện thực hóa chính mình trong chúng. Sự phát triển của Geist đôi khi được quan niệm là có tính lô-gíc và phi thời gian (chẳng hạn, trong BKT III), đôi khi được xem là có tính lịch sử (trong các BÀI GIẢNG).
Mặc dù ta nói về “tinh thần Hy Lạp”, về “sự nhất trí, đồng lòng” (“of one mind”), cũng như về “tinh thần đồng đội”, từ “mind" (“tâm trí”) trong tiếng Anh, hon là từ “spirit” (“tinh thần”), nói lên một trung tâm duy nhất của ý thức. Như thế, “tinh thần” khách quan và “tinh thần” tuyệt đối có thể được xem như thiếu một sự nhất thể đặc biệt của “tinh thần” chủ quan, và “tinh thần thế giới” chỉ có nghĩa đon giản là sự mạch lạc có tính thuần lý của lịch sử, chứ không phải là một “tâm trí” (“mind”) mà sự phát triển mạch lạc của nó giải thích sự mạch lạc của lịch sử. Nhưng nghĩa bóng của “tinh thần” không thể hoàn toàn bị loại trừ khỏi bất kỳ sự sử dụng chủ yếu nào về từ Geist của Hegel, vì ba lý do:
(1) Những cách sử dụng Geist quan hệ với nhau một cách có hệ thống, và đó là nhờ hoạt động của bản thân Geist. Nhưng cái Geist năng động có tính chuẩn mực là Geist chủ quan, nói cách khác, vừa là “tâm trí” (Anh: “mind”) vừa là “tinh thần” (Anh: “spirit”).
(2) Bối tảng thần học của Geist của Hegel gợi ý rằng nó là một “tâm trí”, cũng như là một “tinh thần”.
(3) Hegel thường nhân cách hóa Weltgeist: “tổng công trình sư cho lao động của hàng thiên niên kỷ này là MỘT Geist sống động [duy nhất], mà bản tính tư duy của nó là đi đến chỗ có ý thức về tinh thần ấy đang là gì, và khi điều này trở thành ĐỐI TƯỢNG của nó, thì tinh thần lập tức được nâng lên cao hơn điều này và đã ở vào một cấp độ cao hơn” (BKT I, §13).
Tuy nhiên, vì nó là hoạt động chứ không phải là một vật, và, là cái vô hạn đúng thật, nó không tách biệt hoàn toàn với cái hữu hạn. Geist không thể đơn giản siêu vượt khỏi các hiện tượng của thế giới, và rất khó phân biệt nó với cấu trúc lô-gíc của các hiện tượng này. Yêu sách của Hegel rằng Geist là cái tuyệt đối không có nghĩa là mọi thứ đều mang tính tâm trí [tinh thần cá nhân] hay là sản phẩm của tâm trí của riêng ta, mà là: (a) hệ thống được hợp nhất của các TƯ TƯỞNG và các cấu trúc thuần lý tạo nên cốt lõi của Geist (chủ quan) cũng nội tại ở trong giới tự nhiên và trong sự phát triển của bản thân Geist; và (b) tinh thần/tâm trí “bao trùm” (übergreift) và Ý THỂ HÓA những gì là khác với tinh thần, bằng các hoạt động nhận thức và thực tiễn của nó.
Huỳnh Duy Thanh ảịch
Tinh thần [cá nhân] và Tâm hồn/Linh hồn [Đức: Geist und Seele; Anh: mind and soul]
Không có từ duy nhất nào trong tiếng Đức bao quát hết được nghĩa của chữ “mỉnd” [tinh thần] trong tiếng Anh, nhưng có nhiều chữ cùng chỉ nghĩa ấy. Các chữ thường dùng nhất là Gemüt, Seele và Geist.
1. Gemüt [tâm thức] nguyên nghĩa là “toàn bộ các TÌNH CẢM, CẢM GIÁC và TƯ TƯỞNG của con người”, rồi sau đó có nghĩa là “trú sở của các tình cảm, v.v. của con người”. Eckhart, Paracelsus và Böhme dùng chữ này để chỉ tinh thần cá nhân hay TINH THẨN nói chung, và cũng chỉ sự rút lui vào BÊN TRONG hay tính bên trong (Innerlichkeit) của tinh thần. Với Leibniz và những người theo ông, tâm thức gồm cả năng lực suy tưởng, hay GIÁC TÍNH, lẫn Ý CHÍ. Kant (và Schiller) dùng chữ này theo một nghĩa rộng tương tự bao gồm các tình cảm, cảm giác, và tư tưởng: ông định nghĩa nó là năng lực CẢM GIÁC (emfinden) và tư duy, và nói rằng các mô thức TRựC QUAN (KHÔNG GIAN và THỜI GIAN) nằm trong tâm thức.
Ở thời ấy, Gemüt [tâm thức] là một thuật ngữ rộng hơn Geist, chữ này vốn mang nhiều tính trí tuệ hơn, nhưng dưới sức ép của Geist (và cả dưới sức ép của các nhà LÃNG MẠN), hàm ý về độ sâu xúc cảm bên trong nằm mặc nhiên trong cách dùng chữ Gemüt của các nhà huyền học, nhưng bị thời Khai minh loại bỏ, thì nổi trội hơn. Vì thế, Fichte phát biểu rằng trong khi tiếng Pháp có esprit (tức tương đương với Geist trong tiếng Đức), thì tiếng Đức có Gemüt (linh hồn, trái tim, trú sở của các xúc cảm nồng ấm, trên quy mô lớn). Các nhà lãng mạn như Novalis xem Gemüt là nguồn suối của thi ca: “Thi ca là bức chân dung về Gemüt, về thế giới bên trong tính toàn thể của nó” và “sau cùng khi mọi thứ trở thành thi ca, chẳng lẽ thế giới rốt cục không trở thành Gemüt sao?”. Hegel sử dụng Gemüt theo nghĩa hẹp hơn là “trú sở của xúc cảm”, và đặc biệt nối kết nó với MỸ HỌC.
2. Seele [Linh hồn/Tâm hồn] tương ứng với chữ Hy Lạp psuchẽ, chữ La-tinh anima và chữ soul trong tiếng Anh. Hegel sử dụng chữ này theo nhiều cách:
a) Đôi khi, ông nói đến Weltseele (linh hồn-thế giới), quy đến học thuyết (do các nhà Pythagoras và đối thoại Timaeus của Plato khởi xướng, và được các nhà Khắc kỷ, Plotinus, Giordano Bruno và Schelling tán đồng) rằng thế giới xét như toàn bộ là một SINH THỂ được một linh hồn đơn lẻ truyền sức sống. Nhưng Hegel không tán đồng quan niệm này, ít nhất là trong những tác phẩm thời sau của ông. (BKTIII, §391).
b) Trong tư tưởng Hy Lạp, nhất là Plato và Aristoteles, linh hồn là nguyên tắc của sự SỐNG. Vì thế, bất kỳ thứ gì sống động, loài vật và con người (Plato), kể cả cây cỏ (Aristoteles) đều có một linh hồn. Psuchẽ bao chứa mọi hoạt động tâm thần: dinh dưỡng và sinh sản (Aristoteles), tri giác, xúc cảm, lý tính (Plato và Aristoteles). Khi sinh vật chết đi nó đánh mất linh hồn của mình. (Linh hồn, hay một bộ phận nào đó của nó, có tồn tại sau CÁI CHẾT hay không là một câu hỏi gây tranh cãi). Hegel tán đồng cách sử dụng này về Seele, vì thế gán linh hồn cho bất kể cái gì có sự sống: cây cỏ, loài vật và con người. Nhưng Seele, khác với psuchẽ, không bao chứa toàn bộ hoạt động tâm thần, mà chỉ bao chứa những hoạt động nào con người có chung với cây cỏ và loài vật: các phẩm tính của cơ thể và những biến đổi, cảm giác, tình cảm và thói quen (BKTIII, §§388-412). Nó tương phản với Ý THỨC và tinh thần (Geist). Seele theo nghĩa này không phải là một VẬT; nó không phải là một thành tố có thể tách rời khỏi sinh thể hữu cơ; và giống Aristoteles, Hegel không có ý gán tính bất tử cho nó. Nó là khâu trung gian giữa thể xác và tinh thần (BKTI, §34A).
c) Seele thường được dùng một cách ẩn dụ để chỉ “phương diện bản chất, bên trong” của một thực thể vốn không có sự sống theo nghĩa đen.
d) Descartes (và đôi khi Plato) xem linh hồn là một BẢN THỂ riêng biệt, được kết hợp với thể xác, và có thể tồn tại sau khi thể xác chết đi. Plato có xu hướng xem linh hồn theo nghĩa này như cái hoàn toàn trí tuệ hay thuần lý; với Descartes, nó chỉ có tính trí tuệ, còn loài vật là những bộ máy không-linh hồn. Wolff và các nhà duy lý theo Leibniz khác đã biến linh hồn theo nghĩa này thành chủ đề cho một nghiên cứu đặc biệt là tâm lý học thuần lý. Linh hồn là tinh thần (Geist) đã được biến thành một vật. Nhưng theo Hegel, tinh thần thì không phải một vật: về bản chất nó là “tính hoạt động tuyệt đối”, sống động (BKTI, §34A). Do đó, ông dùng chữ Seele theo nghĩa này chỉ khi xử lý những quan niệm của người khác.
e) Tâm hồn đẹp (schöne Seele/Anh: “beautiful soul”) bị phê phán trong HTHTT, VI, C.c. Chỉ người “đạo đức” quá mức vì ngại bẩn tay khi hành động dứt khoát, nhưng lại thẳng tay lên án những HÀNH ĐỘNG của người khác là sai và đạo đức giả. Hegel lập luận, mọi hành động đều dẫn đến việc đánh mất sự ngây thơ vô tội. Nhưng tội lỗi lớn hơn nhiều là trốn tránh hành động và quy kết những động cơ thấp hèn cho người khác, nhất là cho các vĩ nhân của LỊCH sử thế giới. Khái niệm về tâm hồn đẹp có nguồn gốc từ chữ alma bella của các nhà huyền học Tây Ban Nha thế kỷ XVI, xuất hiện trong Schaftesbury và Richardson như “cái đẹp của tâm hồn” và trong tiểu thuyết Nouvelle Hélôise [NàngHélôise mới] (1761) của Rousseau như belle âme, và được Wieland du nhập vào tiếng Đức thành schöne Seele năm 1774. Với Schelling, nó đại diện cho một sự hài hòa lý tưởng giữa phương diện luân lý và thẩm mỹ của một con người, giữa nghĩa vụ và xu hướng. Tập 6 của bộ Wilhelm Meisters Lehrjahre [Thời học việc của w. Meister] của Goethe gồm phần “sự thú tội của một tâm hồn đẹp”.
3. Geist có rất nhiều nghĩa: xem thêm mục từ TINH THẦN. Theo nghĩa là “tinh thần [cá nhân], nó có ý nói đến những phương diện chủ động và trí tuệ hơn của tinh thần. Trong BKTIII, Hegel phân biệt tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan và tinh thần tuyệt đôi. Tinh thần chủ quan là tinh thần cá nhân. Tinh thần này, đến lượt nó, được phân thành ba: (a) tâm hồn (chủ đề của Nhân học); (b) ý thức (chủ đề của HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN); (c) Tinh thần (chủ đề của tâm lý học). (Seele và Geist biểu thị những cấp độ khác nhau của hoạt động tâm thần, trong khi “ý thức” và Geist cùng cấp độ như nhau, nhưng khác nhau về điểm nhìn: hiện tượng học xem xét tinh thần trong quan hệ với các ĐỐI TƯỢNG có ý hướng của nó, còn tâm lý học xem xét tinh thần nơi chính mình. Vì thế, theo nghĩa rộng hơn, tinh thần chủ quan là tương đương với nghĩa rộng hơn của Gemüt, bao quát toàn bộ hoạt động tâm thần. Theo nghĩa hẹp hơn, tức (c), nó loại trừ tâm hồn, nhưng vẫn bao quát một dãy rộng. Nó được phân chia nhỏ hơn thành tinh thần lý thuyết (Hegel thường gọi là Intelligenz [Trí tuệ]) và tinh thần thực hành, với “tinh thần tự do”, tức Ý CHÍ tự do, được xem xét ngắn gọn như hạn từ thứ ba (§§481-2), dẫn đến tinh thần khách quan. Tinh thần lý thuyết bao gồm TRựC QUAN, QUAN NIỆM (HỒI TƯỞNG, TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, KÝ ỨC) và TƯ DUY. Tinh thần thực hành gồm tình cảm thực hành, các xung lực và Ý MUỐN, và hạnh phúc.
Geist, vì thế, là từ chủ yếu được Hegel dùng để chỉ “tinh thần”. Nó khác với cái Tôi ở chỗ: dù bất kỳ Geist nào, theo nghĩa này, cũng là một cái Tôi và bất kỳ cái Tôi nào cũng là một Geist, nhưng cái Tôi được quan niệm là tự rút lui vào chính mình và tự QUAN HỆ với chính mình, trong khi Geist được NGOẠI TẠI HÓA thành vô số các năng lực và hoạt động khác nhau. Hegel thường xuyên công kích quan niệm rằng tinh thần gồm một tập hợp các quan năng (Vermögen), các Lực hay NĂNG LựC: (1) Các năng lực khác nhau không đơn giản thuộc về một thực thể riêng lẻ, nhưng hình thành một trật tự thứ bậc có cấu trúc, mỗi giai đoạn của cái này sẽ dẫn đến giai đoạn kế tiếp. (2) Tinh thần về bản chất là hoạt động: các năng lực của nó không thể đều lập tức rơi vào trạng thái không hoạt động. (Ông xem xét ngủ và mơ trong BKTIII §398 và A). 3) Các năng lực không tách biệt với nhau: chẳng hạn, người ta không thể tham gia vào hoạt động thực hành một cách có ý nghĩa mà không có một quan niệm lý thuyết về mục đích của nó, và ngược lại, bản thân tư duy cũng là một hoạt động thực hành.
Hoàng Phú Phương dịch