Nhìn nhận/Thừa nhận/Công nhận (sự) [Đức: Anerkennung; Anh: recognition and acknowlegement]
Danh từ Anerkennung và động từ anerkennen trong tiếng Đức trùng lấp nghĩa của “recognition” và “to recognize”, và của “acknowledgement” và “to acknowledge” trong tiếng Anh, nhưng không trùng khít với cặp nào cả. Động từ anerkennen là một cấu tạo từ của thế kỷ XVI, dựa trên mẫu của động từ tiếng Ta-tinh agnoscere (nhận ra, công nhận), đồng thời dựa trên nghĩa pháp lý (thế kỷ XIII) của động từ erkennen (“phán quyết”, “thấy” (ví dụ ai đó có tội)), chứ không dựa trên nghĩa cũ hơn, lâu đời hơn của từ đó là “biết, nhận thức”. Như vậy, nó gợi nên nghĩa: “sự nhìn nhận công khai, trên phương diện thực hành” hơn là “sự nhận thức đơn thuần về mặt trí tuệ”.
Trong tiếng Anh, động từ to recognize có năm nghĩa khá rộng:
(1) Nhận diện một vật hay một người như là một cá nhân đặc thù (ví dụ: Socrates) hay như một loại nhất định (ví dụ: sư tử). Người ta có thể nhận ra một cá nhân dựa vào trải nghiệm trong quá khứ về cá nhân đó, hoặc, khi không có trải nghiệm như vậy thì dựa vào sự hiểu biết về những nét đặc thù của cá nhân đó. Tương tự, người ta có thể nhận ra một trường hợp cá biệt của một loại nhờ trước đây đã từng gặp những trường hợp khác cũng của loại đó, hoặc dựa vào sự hiểu biết về các nét đặc thù của loại đó. Theo nghĩa này thì recognize không thể thay thế bằng acknowledge: ta có thể recognize (“nhận ra”) một ai đó mà không acknowledge (“công nhận, thừa nhận”) người đó. Trong tiếng Đức, từ mang nghĩa tương tự là erkennen (“nhận ra”) hay wiedererkennen (“nhận ra lại”) nếu nhấn mạnh đến trải nghiệm trong quá khứ, chứ hiếm khi dùng anerkennen. (Handwôrterbuch/Từ điển bỏ túi của Krug cho Wiedererkennen mang một nghĩa giống như Anerkennen là “nhận ra về mặt lý thuyết”, nhưng vẫn chủ yếu tập trung vào nghĩa “nhận ra về mặt thực hành”).
(2) Nhận ra (“to realize”) một điều gì đó, ví dụ nhận ra một sai sót, một sự thực, hay cái gì đó là thế nào đó. Trong chừng mực sự “nhận ra” này mang tính riêng tư, thì không thể dùng “acknowledge”: người ta có thể “recognize” sai sót của mình, nhưng không “acknowledge” nó. Vậy, đây là erkennen hơn là anerkennen.
(3) Công nhận, thừa nhận, thú nhận (“acknowledge”) một vật hay một người là cái gì đó. Nghĩa này tương ứng với anerkennen.
(4) Phê chuẩn, duyệt, chấp thuận, ủng hộ, chấp nhận - “acknowledge” cái gì đó; ghi nhận một việc hay một người v.v. Nghĩa này tương ứng với anerkennen.
(5) Ghi nhận về ai đó một cách đặc biệt, tôn vinh: “Cuối cùng ông ấy đã được ghi nhận”. Nghĩa này cũng tương ứng với anerkennen.
Như thế Anerkennung không chỉ đơn giản bao hàm sự xác định trong tâm trí một vật hay một người (mặc dù nó tiền giả định một sự xác định như vậy), mà còn gắn với việc dành cho vật hay người đó một giá trị tích cực và một sự thể hiện rõ ràng việc đó. Vì thế, trong HTHTT, IV.A., nơi Hegel bàn về cuộc đấu tranh vì sự công nhận hay thừa nhận (recognition), ông không xử lý vấn đề “tâm trí của những người khác” (the problem of “other minds”) tức vấn đề thẩm quyền của ai đó về mặt nhận thức luận trong việc xem những người khác như những con người (và quyền của những người khác xem ai đó là một con người), mà xử lý vấn đề: một người trở thành một con người đủ lông đủ cánh thông qua việc đạt được sự công nhận của những người khác như thế nào. Vấn đề mang tính nhận thức luận về “tâm trí của những người khác” hầu như không xuất hiện như một vấn đề riêng biệt ở thời kỳ trước J. s. Mill. Trước đó, ví dụ như ở Kant, Fichte và Schelling, vấn đề những con người khác chủ yếu là một vấn đề thực hành hay luân lý. “Những người khác” xuất hiện trên sân khấu không phải trong triết học lý thuyết, mà là trong triết học thực hành, nổi họ được xem như những tạo vật ngang hàng với bản thân tôi; tôi tương tác với họ, tôi có những nghĩa vụ nào đó với họ, và họ có những nghĩa vụ với tôi. Việc tôi nhận diện trong tâm trí những người đó như những con người không quan trọng bằng việc tôi nên hành xử thế nào với họ. Fichte cho rằng lý do tồn tại của những người khác, và lý lẽ biện minh cho niềm tin của ai đó vào họ, chủ yếu mang tính luân lý: những người khác hiện hữu để đặt ra những thúc ép về mặt luân lý lên hành vi của cái Tôi và tạo không gian cho sự nỗ lực luân lý của nó. Schelling biện giải rằng việc tôi thừa nhận những người khác là cần thiết cho niềm tin của tôi vào một thế giới KHÁCH QUAN, cái thế giới được những người khác, cũng như cả tôi, nhận thức, và như thế thế giới đó không đòi hỏi sự hiện diện của tôi hay ý thức của tôi về nó để tồn tại. Điểm mới ở Hegel (tuy điều này có đóng góp đáng kể của Hobbes, Rousseau, Schiller, Schelling, v.v.) là ở chỗ xem những mối quan hệ liên cá nhân không phải chủ yếu là các quan hệ về mặt luân lý, và sự công nhận lẫn nhau không đơn giản chỉ là đòi hỏi của LUÂN LÝ.
Trong HTHTT, IV.A và BKTIII §§430-5, Hegel gắn kết sự công nhận với Tự-Ý THỨC, nhưng chỗ này chỗ khác lại gắn kết với TÍNH NHÂN THÂN. HTHTT, IV.A khó (đọc) do một số lý do: (i) nó thử trả lời không chỉ cho câu hỏi “Tự-ý thức đòi hỏi những gì?”, mà còn cho câu hỏi “Các quan hệ xã hội khởi nguồn như thế nào?”. Vì thế, nó lấy cuộc đấu tranh gần với mô hình của Hobbes làm điều kiện cho sự công nhận. (Tại BKT III §432A, Hegel thừa nhận rằng cuộc đấu tranh đó thuộc về trạng thái tự nhiên, và trong NHÀ NƯỚC hiện đại thì sự công nhận được đảm bảo bởi các phương tiện khác), (ii) Nó kết hợp trong một câu chuyện duy nhất một loạt các yếu tố riêng biệt, ví dụ một chiến binh phải liều lĩnh đương đầu với CÁI CHẾT để tách biệt bản thân mình khỏi tình trạng tự nhiên của chính mình, khỏi chính cuộc SỐNG của mình. Nhưng người ta có thể tự mình đánh liều mạng sống của mình một cách có ý thức, với hoặc không cần sự hiện diện của những người khác, và như thế với hoặc không cần sự công nhận của những người khác về sự liều lĩnh đó của mình, (iii) Anerkennung được sử dụng không chỉ với một nghĩa, mà nhiều hơn: cái cần thiết cho tự-ý thức hay tính nhân thân chính là sự thừa nhận (nghĩa thứ 4 của recognition nói ở trên), sự thừa nhận với tư cách một con người, như một người giữa những người khác. Nhưng cái mà một chiến binh tìm kiếm lại là recognition (theo nghĩa thứ 5 của recognition), một sự tôn vinh đặc biệt giá trị của anh ta, tưong phản với giá trị của những người khác. Mục tiêu đó thất bại nếu sự công nhận này mang tính hỗ tưong, có đi có lại. Nhưng nó cũng thất bại nếu mang tính đon phưong, bởi vì sự công nhận chỉ có giá trị ngang với người công nhận; nếu người công nhận không được công nhận bởi chính đối tượng đón nhận sự công nhận đó, thì sự công nhận đó là vô nghĩa, vô giá trị.
Nhờ dựa một phần vào tính đa nghĩa của Anerkennung, Hegel hòa lẫn ba vấn đề riêng biệt:
(a) Vì sao tự-ý thức đòi hỏi tôi phải nhận ra những người khác, và được người khác nhận ra (theo nghĩa (1) và (2) của recognition)?
(b) Vì sao đòi hỏi tôi phải chấp nhận những người khác, và được những người khác chấp nhận (nghĩa thứ 4 của recognition)?
(c) Vì sao đòi hỏi tôi (đặc biệt) phải được công nhận, [vinh danh, biết ổn] bởi những người khác (nghĩa thứ 5 của recognition)?
Nhưng những câu trả lời của ông không chỉ phụ thuộc vào sự nhập nhằng đa nghĩa của Anerkennung:
(a) Tồn tại trong trạng thái tự-ý thức hay với tư cách một NHÂN THÂN chính là ý thức về bản thân như một cái Tôi, tưong phản với các trạng thái thể xác và tâm lý của bản thân mình. Nó phải là trạng thái “được phản tư vào trong chính mình”, chứ không chỉ tồn tại đon giản như một sự sinh sôi nảy nở bất tận của, ví dụ, các ham muốn. (Nỗ lực đầu tiên của tự-ý thức trong việc xác lập chính mình là thỏa mãn ham muốn của bản thân thông qua việc tiêu thụ hết thứ này đến thứ khác). Nhưng PHẢN TƯ vào trong chính mình đòi hỏi ta phải được phản chiếu từ cái gì đó không đon thuần được coi như một đối tượng để tiêu thụ, mà như một cái Tôi (hay cái tự ngã) khác ngang hàng với bản thân tự ngã của mình. Việc sử dụng cái “Tôi” là tưong phản, và như thế, cũng đòi hỏi việc sử dụng cái “Anh ấy/Chị ấy” [người khác], cũng như cái “Nó” [vật khác].
(b) Tư cách pháp nhân [của một cá nhân] gắn kết rất rõ với sự công nhận: sự công nhận một cách thích đáng cái gì đó như một nhân thân vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ để cái đó là một “nhân thân” (“person”) (kiểu như việc Caligula chỉ định con ngựa của ông ta làm quan chấp chính là điều kiện cần và đủ để con ngựa đó là quan chấp chính), mặc dù thông thường tiêu chí của tư cách nhân thân tự nhiên phải được đáp ứng bởi một thực thể mà sự công nhận đó dành cho. Nhưng vì sao lại đòi hỏi sự chấp nhận (nghĩa thứ 4) cho một tư cách cá nhân tự nhiên hay cho tự-ý thức? Vì sao sự phản tư của tôi vào trong bản thân mình từ một cá nhân khác lại đòi hỏi người kia phải công nhận hay ghi nhận tôi như một cá nhân, chứ không chỉ đon giản là tôi nhìn anh ta như một cá nhân? Có thể có một vài câu trả lời như sau:
(i) Selbstbewusstsein (tự-ý thức) cũng có nghĩa “tự tin, tự trọng”. Tự trọng đòi hỏi sự xác nhận của những người khác: những ai thường xuyên bị người khác đánh giá thấp sẽ có khuynh hướng tự đánh giá thấp chính bản thân mình.
(ii) Trừ phi các cá nhân chấp nhận lẫn nhau theo nghĩa (4), nếu không họ không có bằng chứng để nhận ra nhau theo nghĩa (1) và (2): để trở nên tự-ý thức, mỗi người phải nhận ra những người khác theo nghĩa (1) và (2). Nhưng không ai có thể có bằng chứng là một ai đó làm điều đó, trừ phi mỗi người cũng chấp nhận những người khác theo nghĩa (4).
(iii) Để nhận ra những người khác theo nghĩa (1) và (2), tôi phải có khả năng tư duy, và như vậy (theo quan điểm của Hegel) phải có khả năng nói một ngôn ngữ. Nhưng tôi không thể nắm được một ngôn ngữ trừ phi tôi nói với những người khác, và nói với những người khác chính là chấp nhận những người đó theo nghĩa (4). “Cái Tôi” tưong phản với, và đòi hỏi, “Bạn”.
c) Niềm tin của Hegel rằng tự-ý thức kéo theo sự ghi nhận theo nghĩa (5) có 4 nguồn gốc:
(i) Niềm tin (có vẻ hợp lý) của Hegel rằng phần lớn hành vi của chúng ta là “dễ nhận thấy”, nó ít được thúc đẩy bởi giá trị nội tại của hành vi đối với chúng ta hon là bởi ý muốn được người khác nhìn thấy mình đang hành xử theo một cách nào đó và như vậy có được sự ghi nhận (nghĩa 5) đon phưong.
(ii) Nghĩa là “tự khẳng định” (“Selbstbehauptung”/ Anh: “self-assertiveness”) của tự-ýthức.
(iii) Sự hợp nhất (bởi Hegel) giữa tự-ý thức với sự xung đột trong “trạng thái tự nhiên” theo nghĩa của Hobbes.
(iv) Niềm tin (có vẻ hợp lý) của Hegel rằng để vượt qua bản ngã tự nhiên của mình (hoặc các ham muốn của mình v.v.) và để được phản tư vào trong bản thân xét như một cái Tôi thuần túy, ta cần phải phục tùng một tác nhân bên ngoài, và được tác nhân đó rèn luyện tính kỷ luật. (Danh từ Zucht, có gốc từ động từ ziehen (lôi, kéo V.V.), vừa có nghĩa “GIÁO DỤC (Erziehung), dạy dỗ...”, vừa có nghĩa “rèn luyện, kỷ luật”, thường gắn với TRỪNG PHẠT). Như vậy, sự ghi nhận người khác một cách đơn phương (nghĩa 5) làm tăng cường tự-ý thức của cả người nô lệ trong HTHTT, IV. A. lẫn của đứa trẻ trong Nhà nước hiện đại.
Đoàn Tiểu Long dịch