Tự do (sự) [Đức: Freiheit; Anh: freedom]
Freiheit và frei là gần tưong đưong với từ tiếng Anhfreedom [sự tự do] và free [tự do]. Chúng vừa biểu thị sự tự do của Ý CHÍ lẫn sự tự do trong tất cả các nghĩa xã hội và chính trị của nó. Vậy nên, “sự tự do” tưong phản với “sự nô lệ”, “sự phụ thuộc”, “sự cưỡng bách”, “sự TẤT YẾU”, v.v. Hegel nỗ lực gắn kết đủ các nghĩa này vào một lý thuyết duy nhất về sự tự do.
Quan niệm cốt lõi về tự do là như sau: điều gì đó, nhất là một cá nhân, là tự do khi, và chỉ khi, là độc lập và tự-quy định, chứ không phải bị quy định hay phụ thuộc vào điều gì khác ngoài bản thân mình. Nhưng công thức này sinh ra ba câu hỏi:
1. Ranh giới nằm ở đâu giữa điều gì đó và cái khác của nó? Chẳng hạn, (a) Tôi có (b) các tư tưởng nào đó; Tôi có (c) các tri giác, ham muốn và một Cổ thể; Tôi ở trong (d) môi trường xã hội và chính trị; và Tôi sống trong (e) thế giới tự nhiên vốn bao quanh và tràn ngập môi trường xã hội của tôi và bản thân tôi. Vậy, ranh giới giữa tôi và cái khác nằm ở đâu giữa một bên là (a), và bên kia là (b), (c), (d) và (e); giữa (a) - (b) với (c) - (d) - (e); giữa (a) - (b) - (c) với (d) - (e); hay giữa (a) - (b) - (c) - (d) với (e)? Điều gì đối với tôi là tự-quy định, hon là bị quy định bởi một cái khác, sẽ khác biệt tùy theo ta chọn quan niệm nào trong số các quan niệm ấy.
2. Mối quan hệ của việc quy định hay phụ thuộc sẽ được xác định như thế nào? Chẳng hạn, đó là sự quy định nhân quả, là sự cưỡng bách hay giới hạn về thân thể (ví dụ bị tống giam), những sự đe dọa, sự nô lệ (tức, thuộc quyền sở hữu của ai đó), là sự chấp nhận tự nguyện quyền uy chính trị, luân lý hay học thuyết của người khác, V.V.?
3. Sự tự do được đảm bảo như thế nào? Có ba khả năng: (i) Mối quan hệ của sự quy định hay sự phụ thuộc được cắt đứt, dù vẫn duy trì cả các điều kiện của mối quan hệ và của cái khác của chúng: chẳng hạn tôi thôi không quan tâm đến sự giam cầm hay sự nô dịch của mình và tự rút lui vào trong chính mình, (ii) Mối quan hệ của sự quy định được chấm dứt bằng sự loại bỏ một trong các mối quan hệ; chẳng hạn: tôi được giải thoát khỏi sự nô lệ hay sự giam cầm, hay, có thể hình dung được, tôi đạt được sự tự do bằng cái CHẾT của chính tôi. (iii) Hai bên thôi hay dường như thôi không còn là cái khác của nhau nữa, bởi bên này hay bên kia, hay cả hai, chiếm lĩnh hay VƯỢT BỎ cái kia: chẳng hạn, người giam giữ tôi và tôi yêu nhau, đến mức chúng tôi không còn hay dường như (không còn) xa lạ với nhau nữa và tôi thôi cảm thấy việc tuân phục ý chí của người giam giữ tôi như là một sự cưỡng chế đối với sự tự do của tôi.
Lý thuyết về sự tự do của Hegel xoay quanh việc trả lời cho những câu hỏi này:
1. Ranh giới giữa bản thân ta và cái khác là không cố định hay thường trực, trong cuộc sống của cá thể hay xuyên suốt LỊCH sử. Nội dung của cái tự ngã cũng không cố định hay thường hằng. Ta là gì phụ thuộc vào Tự-Ý THỨC của ta. Một quan niệm thoạt nhìn có vẻ hợp lý là cho rằng tôi là các tư tưởng, tri giác, ham muốn và Cổ thể của tôi (tức: (a) - (b) - (c) nói trên), và rằng tôi là tự do trong chừng mực những điều này và sự theo đuổi chúng của tôi không bị quy định-bởi-cái khác (trong một hay nhiều nghĩa). Thế nhưng, các ham muốn của tôi, theo Hegel, là bị quy định từ bên ngoài, và, nhất là ở tuổi ấu nhi, tôi không dễ kiểm soát chúng. Thật dễ cảm nhận rằng các ham muốn thân xác của ta, và có lẽ cả các tri giác-cảm tính của ta nữa, đều là xa lạ với bản thân ta, và phải định vị bản ngã đích thực của ta trong cái Tôi ((a) bên trên) hay trong các tư tưởng hay lý tính của ta ((b) bên trên). Theo đó ta sẽ giả định, giống như Plato, các nhà khắc kỳ và các nhà khổ hạnh tôn giáo, rằng sự tự do không cốt ở việc thỏa mãn các ham muốn của ta, cho bằng ở trong việc làm ngổ, kìm nén, kiểm soát hay loại bỏ chúng. Một phiên bản của quan niệm này được Kant tán thành: ta sẽ đạt được sự tự do, thoát khỏi sự xâm hại của (bản tính) tự nhiên bằng sự tuân phục các quy luật LUÂN LÝ vốn được chứng thực và thiết định bởi một mình lý tính. Một quan niệm như vậy cũng hàm ý sự tự do thoát khỏi những cưỡng chế bên ngoài của tự nhiên, xã hội, chính trị, vì chính qua con đường của sự yêu ghét của ta mà các nhân tố ngoại tại như vậy tác động đến ta. (Nhưng Kant, không giống nhiều người đề xuất quan niệm này, hết sức quan tâm đến tự do chính trị).
Hegel có thiện cảm với quan niệm này, nhưng cảm thấy rằng các ham muốn của ta và thế giới bên ngoài không thể dễ dàng bị vứt bỏ, bởi hai lý do: sự đè nén hoàn toàn các ham muốn của ta bởi LÝ TÍNH tự nó là một loại nô dịch, và bởi chỉ riêng lý tính của ta không thôi thì không thể hướng dẫn cho cuộc sống hay hành động. Theo quan điểm của Hegel, các ham muốn của ta, ở người trưởng thành văn minh, không phải là những đòi hỏi thô thiển, hoàn toàn xa lạ với bản thân ta, trái lại, được thấm đẫm với TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA (giáo dục) và ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC. Nhưng điều này có nghĩa rằng ranh giới giữa bản thân ta và cái khác sẽ thay đổi, đến mức cái tự ngã bây giờ bao gồm nhiều môi trường xã hội vốn trước đó được giả định là khác với bản thân ta. Hệ hình về một sự mở rộng như vậy của tự ngã nhằm hấp thu xã hội (hay, ngược lại, sự mở rộng của việc bản thân bị xã hội hấp thu), đối với Hegel, chính là đời sống đạo đức của người Hy Lạp. Điều này mang đến sự tự do KHÁCH QUAN, nhưng chưa biết đến sự tự do CHỦ QUAN, tức sự tự do theo đuổi các ham muốn của ta và phản tỉnh một cách thuần lý về các quy điều và các học thuyết truyền thống.
2. Hegel xem xét một số loại hình của sự quy định-bởi-cái khác, và đáp lại chúng theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, chế độ nô lệ, hệ hình của sự không tự do về chính trị-xã hội của ông, chỉ đon giản đã bị bãi bỏ vì nó xung đột với BẢN CHÂT của con người. Sự quy định nhân quả bởi tự nhiên, nổi bật hon trong cuộc sống của tuổi ấu nhi và những dân tộc nguyên thủy, dần dần bị tiêu giảm bởi văn hóa. (Hegel bác bỏ thuyết tất định nhân quả theo nhiều cách, đặc biệt trong HTHTT, V, và BKT Iliỵ Kiểm soát xã hội và chính trị không bao giờ có thể bị loại trừ, nhưng, thứ nhất, NHÀ NƯỚC hiện đại cho phép sự tự do chủ quan nhiều hon nhà nước cổ đại; và, thứ hai, đời sống đạo đức là, và trong triết học thì phải là, sự thể hiện của tính lý tính vốn là cốt lõi của bản thân ta, và do đó không hoàn toàn khác hay xa lạ với bản thân ta.
3. Trong Lô-gíc học, bước chuyển từ tất yếu đến tự do của KHÁI NIỆM diễn ra khi tính tất yếu qua đó điều này quy định điều khác trở nên cực kỳ căng bức đến mức chúng ngưng không còn phân biệt rạch ròi nữa. Sự tự do nội tại hóa, hon là thủ tiêu sự tất yếu. Bấy giờ, tư tưởng của Hegel về một loại hình tự do thường đi theo hành trình sau: nỗ lực cắt đứt mối quan hệ của ta với cái khác đang cưỡng chế ta bằng cách làm ngổ đối với nó (thuyết Khắc kỷ, v.v.) hay bằng thủ tiêu nó (trong nhiều cách thức khác nhau như thuyết HOÀI NGHI, phái Jacobi cách mạng, v.v.) là rất bổ ích về mặt lịch sử, nhưng không thành công. Trái lại, sự tự do là ở trong sự ĐỒNG NHẤT của cái khác với bản thân ta. Sự đồng nhất ấy không nhất thiết là sự đồng nhất chặt chẽ như của nhà nước-thành quốc Hy Lạp, mà là sự đồng nhất được dị biệt hóa của nhà nước hiện đại vốn tiếp thu các yếu tố của những giải pháp đã bị bác bỏ hay VƯỢT BỎ, chẳng hạn như sự PHẢN TƯ phê phán và việc mưu cầu lợi ích riêng tư.
Sự đồng nhất hóa cái khác với bản thân ta bao gồm ba phương diện khác nhau: (1) Con người làm cho cái khác trở nên ít xa lạ hơn bằng các hoạt động thực tiễn của mình đối với nó; ta cải tạo xã hội của mình, nuôi dương, vun bồi tự nhiên, v.v. (2) Ta phát hiện ra rằng nó không hoàn toàn là cái khác thông qua các hoạt động lý thuyết của mình: các nghiên cứu thường nghiệm và triết học về xã hội, tự nhiên, v.v. phát hiện ra rằng chúng hiện thân cho các tư tưởng phổ biến. (3) Ta làm cho nó trở nên ít xa lạ hơn bằng các hoạt động lý thuyết của mình trên nó: để phát hiện các tư tưởng bao hàm trong xã hội của ta, V.V., ta không chỉ phát hiện, mà còn tăng cường sự tương đồng của nó đối với bản thân ta. Các tiến trình này diễn ra suốt lịch sử, và đối với Hegel, là sự hiện thực hóa của tự do. Vì tự-ý thức cũng cốt ở việc nhìn ra sự tương đồng của cái khác đối với bản thân ta và do đó, là làm phong phú quan niệm của ta về chính mình, nên tự do và tự-ý thức cùng làm cho nhau tiến bộ.
Trần Thị Ngân Hà dịch